Tin Tức

Mẫu nhà khung thép 1 tầng: Báo giá chi phí xây dựng trọn gói 2024

Nhà khung thép 2 tầng

Nhà khung thép 1 tầng hiện là một xu hướng thi công được nhiều đất nước trên thế giới ưa chuộng. Giải pháp xây dựng này không chỉ thi công nhanh chóng mà nhà khung thép còn có tính thẩm mỹ cao, tiết kiệm chi phí, độ bền chắc chắn.

Vì vậy tại Việt Nam phương pháp này cũng đang được ứng dụng rộng rãi trong ngành xây dựng. Vậy chi phí xây nhà khung thép 1 tầng hết bao nhiêu tiền? Cần đảm bảo những yêu cầu gì? Phương pháp thi công thế nào?

Sau đây hãy để Nhà Khung Thép DaIS Việt Nam giới thiệu tới các bạn toàn bộ thông cần biết về giải pháp này nhé!

Nhà khung thép 1 tầng là gì?

Nhà khung thép 1 tầng hay còn gọi là nhà lắp ghép, nhà tiền chế được xây dựng từ vật liệu nhẹ, khung trụ làm bằng thép lắp ghép lại với nhau dựa vào bản vẽ. Tuy lắp ghép từ các vật liệu nhẹ nhưng nhà tiền chế này, có công năng đầy đủ như ngôi nhà truyền thống. Do đó, ngôi nhà này được ứng dụng linh hoạt trong xây dựng như xây nhà để ở, làm nhà xưởng, nhà kho, quán cà phê …

Nhà khung thép 1 tầng hay nhà tiền chế có đặc điểm là sử dụng các khung trụ bằng thép và được lắp đặt dựa trên bản vẽ kỹ thuật của kiến trúc sư.

Quá trình xây dựng một ngôi nhà tiền chế 1 tầng hoàn chỉnh thường bao gồm ba giai đoạn chính.

  • Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn thiết kế, trong đó các kiến trúc sư, kỹ sư tạo ra bản vẽ thiết kế chi tiết của ngôi nhà bao gồm cả kết cấu khung thép. Bản vẽ này sẽ được sử dụng để sản xuất các thành phần khung thép.
  • Giai đoạn thứ hai là giai đoạn gia công cấu kiện, trong đó các thành phần khung thép sẽ được sản xuất sẵn. Các khung trụ, dầm và bộ phận khác của nhà sẽ được cắt, hàn, gia công tại xưởng theo yêu cầu của bản vẽ thiết kế. Quá trình này đảm bảo sự chính xác và đồng nhất của các thành phần khung thép.
  • Cuối cùng, giai đoạn xây lắp sẽ diễn ra tại công trường. Các thành phần khung thép được vận chuyển đến công trường và lắp ráp thành ngôi nhà hoàn chỉnh. Do thành phần đã được sản xuất sẵn nên quá trình lắp đặt diễn ra nhanh chóng, thuận tiện. Thời gian xây dựng nhà khung thép 1 tầng cũng được rút ngắn hơn so với các phương pháp xây dựng truyền thống.

Hiện nay, nhà khung thép 1 tầng không chỉ được ứng dụng trong xây dựng nhà ở dân dụng mà còn được sử dụng cho các mục đích khác như xây dựng xưởng, siêu thị và các công trình thương mại. Mẫu nhà này mang lại sự linh hoạt, tiện ích trong việc tạo ra không gian sử dụng đa dạng, hiệu quả.

Nhà khung thép 1 tầng

Cấu tạo của nhà khung thép 1 tầng

Để đảm bảo sự chắc chắn nhà khung thép 1 tầng thường được dựng từ các khung trụ thép, sau đó dựa theo bản vẽ kỹ thuật mà lắp đặt lại

Thông thường, nhà khung thép 1 tầng thường được cấu tạo như sau:

  • Móng: Nhà cấu tạo chính từ khung thép nhưng vẫn sử dụng hệ móng bê tông cốt thép để truyền tải trọng của ngôi nhà xuống nền đất bên dưới. Quá trình thi công móng tương tự nhà bê tông cốt thép, tùy vào địa chất và tải trọng công trình mà chọn loại móng phù hợp như: móng đơn, móng bè, móng băng…
  • Bu lông móng: thông thường sẽ sử dụng bu lông khi đường kinh từ M22 trở lên. Bu lông móng được đặt sẵn vào hệ móng trước khi đổ bê tông, có tác dụng liên kết hệ móng với cột thép hình.
    Đặt bu lông móng cho nhà khung thép 1 tầng là một trong những bước rất quan trọng nên yêu cầu chính xác để các cấu kiện cột, dầm làm sau dễ dàng và chính xác nhất.
  • Cột: thường cấu tạo từ thép hình chữ H hoặc cột tròn.
  • Dầm: thường là dầm chữ I.
  • Kèo: Thiết kế để vượt nhịp khẩu độ lớn thường 30-50m. Được cấu tạo bằng dầm thép hình thay đổi tiết kiện hoặc cấu tạo dạng dàn. Kèo có thể có dạng vòm hoặc chéo, độ đốc từ 5% – 15%.
  • Cột, vì kèo, dầm thép liên kết chặt chẽ với nhau bằng các bu lông có cường độ cao thông qua các tai, các bản mã liên kết.
  • Xà gồ: Thường có khoảng cách trung bình 1– 1,4m và được liên kết với vì kèo qua bu lông, qua những bản mã hàn sẵn trên kèo. Xà gồ hiện nay cũng có nhiều loại như xà chữ U, C, Z.
  • Mái tôn: lựa chọn theo nhu cầu của gia chủ. Có thể chọn loại cách nhiệt, chống ồn…
  • Thưng: Là phần bao che xung quanh ngôi nhà từ tường xây lên mái.
  • Giằng đầu hồi, giằng xà gồ, giằng mái: Là hệ giằng để nâng cao chất lượng liên kết các khung nhằm đảm bảo sự ổn định của cả hệ kết cấu khung thép trong quá trình thi công cũng như sử dụng được vững chắc nhất.
  • Máng thu nước: Tùy dáng mái mà máng đặt ở 2 bên dưới mái dốc để đón nước mưa từ mái tôn chảy xuống.
  • Ống thoát nước: có tác dụng dẫn nước từ máng thu nước xuống cống thoát nước, để không ảnh hưởng công năng sử dụng nhà.
  • Cột thu sét: Nhằm đảm bảo tính an toàn cao nhất cho nhà tiền chế.

Nhà khung thép 1 tầng

Ưu điểm khi xây dựng nhà khung thép 1 tầng

Quá trình thi công nhà khung thép 1 tầng kết cấu của ngôi nhà sẽ lên bản thiết kế trước đó dựa vào tính toán đã được ước lượng trên bản vẽ rồi vận chuyển tới công trình. Vì vậy, mô hình này mang tới rất nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với cách xây dựng nhà truyền thống.

Dưới đây là một số ưu điểm của mẫu nhà khung thép 1 tầng:

  • Tính chất nhà tiền chế: Nhà khung thép 1 tầng được xây dựng từ các khung trụ, cấu kiện thép được sản xuất sẵn. Quá trình sản xuất trước và lắp đặt tại công trường giúp rút ngắn thời gian xây dựng giảm thiểu các công đoạn thi công truyền thống. Tiết kiệm thời gian, công sức đồng thời giảm thiểu ảnh hưởng của thời tiết đến tiến độ xây dựng.
  • Tốc độ xây dựng: Nhờ tính tiền chế và quy trình sản xuất trước nên việc xây dựng nhà khung thép 1 tầng thường rất nhanh chóng. Các cấu kiện thép chỉ cần lắp ráp và kết nối với nhau một cách chính xác đã có thể cho phép gia chủ sớm sử dụng ngôi nhà của mình
  • Độ bền và ổn định: Khung thép là vật liệu có độ bền cao, chịu lực tốt và khá ổn định. Vì vậy nhà tiền chế 1 tầng có khả năng chống chịu tốt với các tác động từ môi trường bên ngoài như gió, lốc, động đất, thiên tai. Nó cũng ít bị co giãn, cong vênh theo thời gian giúp ngôi nhà luôn duy trì hình dạng với độ bền lâu dài.
  • Tính linh hoạt trong thiết kế: Nhà khung thép 1 tầng cho phép linh hoạt trong thiết kế không gian nội thất. Với cấu trúc khung thép, không có các trụ chống trong nhà còn giúp tạo ra không gian mở linh hoạt hơn trong việc sắp xếp các phòng và khu vực sử dụng.
  • Tính thẩm mỹ cao, đa dạng trong thiết kế: Nhà khung thép 1 tầng có thể được thiết kế theo nhiều phong cách khác nhau, kết hợp với các vật liệu như gỗ, kính, đá để tạo nên nhiều lựa chọn thẩm mỹ cho gia chủ. Bạn có thể tùy chỉnh kiểu dáng, màu sắc và vật liệu để phù hợp với phong cách và sở thích cá nhân.
  • Dễ dàng bảo trì và sửa chữa: Vì cấu kiện khung thép được sản xuất sẵn nên việc bảo trì và sửa chữa nhà tiền chế 1 tầng thường đơn giản hơn so với các loại nhà khác. Các bộ phận có thể được thay thế dễ dàng nếu cần thiết và việc sơn lại, bảo dưỡng cũng được thực hiện một cách đơn giản.

Nhà khung thép 1 tầng

Hạn chế của nhà khung thép 1 tầng

Ngoài những ưu điểm trên thì trong thực tế mẫu nhà khung thép 1 tầng có một số hạn chế như:

  • Dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết: Môi trường khắc nghiệt, nắng gắt hay độ ẩm cao sẽ dẫn đến tình trạng thép bị oxi hóa hoặc bị gỉ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình. Chính vì vậy, cần có những biện pháp để bảo vệ công trình tránh tình trạng này.
  • Khả năng chịu nhiệt thấp: Thép là vật liệu không cháy nhưng lại có khả năng chịu nhiệt kém, không có khả năng chịu nhiệt dẫn tới kết cấu bị biến đổi theo. Hơn nữa kết cấu thép chịu lửa kém hơn so với các vật liệu khác.
  • Chi phí bảo dưỡng tương đối cao: Nhà Do bị ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường nên nhà khung thép cần được bảo hành để công trình đem lại hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên chi phí bảo dưỡng cho công trình tương đối cao.

So sánh nhà khung thép 1 tầng và nhà truyền thống

Sau đây DaIS Việt Nam sẽ phân biệt nhà khung thép và nhà bê tông để bạn có cái nhìn tổng quan nhất:

Nhà khung thép Nhà bê tông
Các thành phần cấu tạo như cột, dầm, vì kèo, tấm tường sàn đã sản xuất thành phẩm nên thi công bằng cách lắp ghép Các thành phần như cốt pha, giàn giáo, bê tông đều thi công trực tiếp
Vật liệu sử dụng là loại vật liệu nhẹ, giảm tải tốt cho kết cấu Sử dụng các loại vật liệu có khối lượng lớn, tải trọng kết cấu cao
Tiến độ xây dựng và hoàn thiện nhanh do các thành phần cấu tạo đều đã được sản xuất sẵn Thời gian thi công lâu hơn, đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận ở từng chi tiết thi công
Tính kiên cố và độ bền khá cao, nhưng không kéo dài mãi mãi Tính kiên cố và độ bền cực kỳ cao, có thể sử dụng vĩnh cửu
Chi phí thi công thấp, tối ưu thời gian triệt để Chi phí đầu tư cao, thời gian xây dựng rất lâu

Nhà khung thép 1 tầng

Chi phí xây nhà khung thép 1 tầng

Tương tự như xây dựng nhà truyền thống, chi phí thi công nhà khung thép không cố định, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như vật liệu, diện tích, số tầng, đơn vị thi công, nền móng xây dựng,…

Nhìn chung, thi công nhà lắp ghép với nền móng nông thì có chi phí dao động 500.000 – 600.000 đồng/m2. Còn với nhà thi công nền móng cọc thì có chi phí cao hơn khoảng 600.000 – 700.000 đồng/m2.

Để có thể biết được chi phí thi công nhà lắp ghép thì bạn nên liên hệ đến các đơn vị thi công nhà lắp ghép để được tư vấn, báo giá cụ thể theo thời gian thực.

Chi phí xây nhà khung thép tiền chế hiện đang được rất nhiều người quan tâm, bởi khi đã nắm được mức cơ bản thì chủ đầu tư sẽ chuẩn bị nguồn tài chính, không bị ảnh hướng tới tiến độ cũng như chất lượng của công trình về sau.

Chi phí xây dựng nhà khung thép 1 tầng có thể được phân chia thành các phần như sau:

  • Đơn giá xây thô: 1.500.000 Đ/m2 – 4.500.000 Đ/m2
  • Đơn giá hoàn thiện: 1.000.000 Đ/m2 – 3.000.000 Đ/m2 (tùy loại vật liệu)
  • Chi phí trọn gói: 2.500.000 Đ/m2 – 7.000.000 Đ/m2
  • Thời gian xây dựng của loại công trình này sẽ bằng 2/3 so với thời gian xây nhà truyền thống (khoảng 1 – 2 tháng), tùy vào vị trí, quy mô,…

Trên thực tế, mức chi phí xây nhà 1 tầng khung thép có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí, kích thước, thiết kế, chất liệu và thị trường xây dựng cụ thể.

Để có một ước lượng chính xác hơn, bạn có thể liên hệ cho Nhà Khung Thép DaIS Việt Nam để được báo giá chi tiết nhé!

Nhà khung thép 1 tầng

Quy trình thiết kế và thi công nhà khung thép 1 tầng

Sau đây là chi tiết quy trình thiết kế, thi công nhà thép tiền chế 1 tầng, nhà thép tiền chế dân dụng,… được DaIS Việt Nam thực hiện:

Bước 1: Khảo sát và thiết kế

Khảo sát địa điểm xây dựng, thiết kế tổng thể và từng phần của nhà thép tiền chế 1 tầng.

  • Khảo sát khu vực xây dựng và thu thập các thông tin về: diện tích, quy mô xây dựng, hạ tầng cơ sở xung quanh địa điểm xây dựng,…
  • Dự toán chi phí, số lượng vật liệu, loại vật liệu, xây dựng ý tưởng thiết kế nhà thép tiền chế,…
  • Tiến hành thiết kế bản vẽ kiến trúc tổng thể của công trình.
  • Thiết kế từng phần nhà thép tiền chế, bao gồm: thiết kế khung thép/ sàn/ trần mái/ tường vách/ cửa chính, cửa phụ/ lối đi/ …
  • Thiết kế nội thất và ngoại thất của công trình theo ý tưởng của khách hàng.
  • Thiết lập phương án liên kết các hạng mục thi công nhà tiền chế.
  • Thiết kế hệ thống cơ sở hạ tầng, điện nước, phòng cháy chữa cháy,…

Thi công nhà khung thép

Bước 2: Nguyên tắc xây dựng

Các nguyên tắc xây dựng mà Nhà Khung Thép DaIS Việt Nam luôn đảm bảo như:

  • Lắp dựng cột, xà gồ. Sau đó, dùng bulong để cố định các cột trụ và xà gồ.
  • Căn chỉnh cột trụ đúng vị trí theo yêu cầu của bản vẽ thiết kế trước khi dựng kèo.
  • Lắp dựng cột kèo phía trong trước. Sau đó mới lắp đặt cột kèo phía ngoài.
  • Cần thi công hệ giằng gió (giằng cột và giằng mái) cho cột kèo.
  • Cố định khung thép đầu tiên tại vị trí giằng gió. Sau đó, mới lắp dựng các khung liền kề.
  • Tiến hành lắp dựng khung thép một cách tuần tự, lần lượt cho đến khi hoàn thiện.
  • Lắp đặt xà gồ vào khung kèo. Sử dụng cáp giằng để cố định xà gồ vào khung kèo và liên kết các khung kèo với nhau.
  • Lắp đặt xà gồ vách và xà gồ mái hoàn thiện.
  • Đánh dấu chính xác vị trí lắp đặt tôn, panel bằng phấn hoặc dây nhợ.
  • Sau đó, tiến hành lắp đặt tole mái, panel tường vách cho công trình.
  • Khi di chuyển trên phần mái tôn hoặc panel có sóng gân, cần đi trên các sóng âm để không làm dập hoặc biến dạng sóng dương.
  • Không đứng trên các tấm tole, panel dạng phẳng, để không làm biến dạng vật liệu.
  • Dọn dẹp, vệ sinh sạch sẽ công trình trước khi bàn giao cho khách hàng.

Bước 3: Tiến hành thi công

Quy trình thi công nhà thép tiền chế như sau:

Chuẩn bị thi công

  • Chuẩn bị đầy đủ số lượng vật liệu cần dùng.
  • Chuẩn bị máy móc, thiết bị, dụng cụ bảo hộ chuyên dụng,…
  • Vận chuyển vật liệu từ nhà xưởng đến công trường.
  • Đưa thiết bị, máy móc, cũng như loại vật liệu phù hợp đến từng vị trí thi công.

Thi công bu lông neo

  • Thi công bu lông neo để tạo nền tảng cho quá trình lắp đặt cột và khung kèo thêm phần chắc chắn.
  • Định vị vị trí lắp đặt bu lông theo yêu cầu của bản vẽ thiết kế.
  • Lắp đặt các cụm bu lông hoặc bu lông đơn lẻ.
  • Tiến hành hàn bu lông, hàn cụm bu lông một cách chắc chắn và cố định trước khi đổ bê tông móng trụ.
  • Đảm bảo cự ly, vị trí giữa các bu lông phải chính xác để không ảnh hưởng đến các công đoạn tiếp theo.

Lắp đặt gian khoá cứng

  • Định vị chính xác vị trí lắp 4 cột biên đầu tiên.
  • Lắp đặt giàn giáo tại các cột biên. Sử dụng bulong để cố định chắc chắn và đảm bảo an toàn cho giàn giáo.
  • Tiến hành lắp dựng các cột trụ, đà giằng và thanh xà gồ bằng hệ thống dây chuyền nâng vật liệu chuyên dụng.

Lắp đặt khung chính – giằng, xà gồ

  • Kiểm tra mặt bằng tại vị trí đã được định vị bu lông neo. Chuẩn bị xe cẩu và bố trí đường đi phù hợp.
  • Lắp đặt khung kèo đầu tiên. Tiến hành bắt bu lông để giằng cánh và liên kết cấu kiện trước khi nâng dầm kèo.
  • Sử dụng cẩu để nâng dầm kèo lên khỏi mặt đặt. Khi vừa nâng lên khỏi mặt đất thì dừng lại để kiểm tra lực xiết của các bu lông. Đảm bảo mức độ liên kết chặt chẽ của các bu lông, cũng như độ thẳng của dầm kèo.
  • Nâng dầm kèo vào đúng vị trí được quy định trong bản vẽ thiết kế. Sau đó, gắn bu lông để liên kết các dầm kèo. Chú ý: Phải neo dầm kèo và căn chỉnh vị trí phù hợp trước khi xiết bu lông.
  • Lắp đặt khung cứng đầu tiên, chọn khung có hệ giằng. Tiếp tục dựng các khung kèo tiếp theo cho đến khi hoàn thiện.
  • Tiến hành lắp đặt xà gồ mái cho gian đầu tiên (gian đầu hồi). Đồng thời, sử dụng giằng cáp để cố định chắc chắn các thanh xà gồ tường và xà gồ mái.
  • Tiếp tục lắp giằng 2 cánh của khung kèo.
  • Tiến hành canh chỉnh khung cứng. Đảm bảo các cột trụ, khung kèo, xà gồ,… được lắp đúng vị trí trước khi xiết chặt bu lông (bu lông neo, bu lông liên kết cột – kèo và bu lông cố định thanh giằng).
  • Sau khi lắp dựng hoàn thiện khung kèo đầu tiên thì tiếp tục lắp các khung còn lại. Tiến hành lắp đặt từ gian đầu hồi cho đến khi hoàn thiện.
  • Lắp đặt toàn bộ xà gồ và các phần còn lại như: dầm, giằng chéo, thanh chống,…

Thi công tôn mái và tôn vách

  • Đưa kiện tôn lên phần mái công trình. Tiến hành di chuyển các tấm tôn đến vị trí xà gồ mái.
  • Lắp đặt giằng cáp để bảo vệ an toàn cho mái nhà tiền chế.
  • Định vị vị trí lắp tấm tôn đầu tiên. Tấm tôn phải nằm vuông góc với các thanh xà gồ mái.
  • Cố định các tấm tôn lên xà gồ bằng cách bắn đinh vít. Tiến hành lắp đặt tôn mái một cách tuần tự và lần lượt cho đến khi hoàn thiện.
  • Tiếp tục công đoạn lắp đặt tôn vách. Đầu tiên, cần chuẩn bị giàn giáo để lắp đặt xà gồ vách.
  • Tiến hành lắp xà gồ và các cột trụ để tạo thành khung xương hoàn chỉnh.
  • Lắp đặt tấm tôn vách đầu tiên. Sau đó, tiếp tục nối gối và lắp các tấm tôn còn lại để hoàn thiện phần vách tường.

Thi công nhà khung thép

Bước 4: Hoàn thiện cơ sở hạ tầng

Tiến hành hoàn thiện các cấu kiện.

  • Xác định vị trí và lắp đặt ống thoát nước, máng xối cho công trình.
  • Định vị và lắp đặt các thiết bị điện nước.
  • Thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy.
  • Lắp đặt đèn điện chiếu sáng, quạt thông gió, thiết bị điều hoà không khí,…
  • Lắp đặt hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất (nếu cần).
  • Thi công, lắp đặt cửa chính, cửa sổ của công trình.

Bước 5: Bàn giao và đưa vào sử dụng

Nhà Khung Thép DaIS Việt Nam sẽ kiểm tra tổng quan toàn bộ công trình và tiến hành bàn giao

  • Kiểm tra toàn bộ công trình, đặc biệt tại các vị trí mối nối, liên kết các bu lông, cột kèo,…
  • Kiểm tra các khe hở tại vị trí tấm tôn, panel hoặc các ô thông gió.
  • Kiểm tra cơ sở hạ tầng, điện nước, hệ thống phòng cháy chữa cháy,…
  • Hướng dẫn khách hàng, bàn giao và đưa công trình vào sử dụng.

Lưu ý khi thiết kế và thi công nhà khung thép 1 tầng

Nếu như nhà truyền thống đòi hỏi xây dựng một cách cẩn thận và tỉ mỉ thì thi công nhà khung thép 1 tầng rất đơn giản, nhưng cần phải lưu ý những điều sau để đảm bảo ngôi nhà có độ bền cao, vẫn giữ được tính thẩm mỹ:

  • Thiết kế và thi công: Lựa chọn đơn vị thiết kế và thi công có kinh nghiệm lâu năm và trình độ chuyên môn cao để đảm bảo chất lượng công trình. Bởi nhà lắp ghép đòi hỏi nhiều yêu cầu kỹ thuật khó hơn là xây nhà thông thường.
  • Thẩm mỹ: Thiết kế nhà khung thép cần đảm bảo yêu cầu về thẩm mỹ của chủ nhà, tạo nên một tổng thể hài hòa và ấn tượng với cảnh quan xung quanh.
  • Khả năng chịu lực: KTS cần tính toán và áp dụng phương pháp khung chịu lực tốt, đảm bảo tính đồng bộ của bộ khung và khả năng chịu tải trọng của công trình.
  • Tiết kiệm chi phí: Cần lên kế hoạch xây nhà cụ thể, sử dụng những vật liệu nào để tối ưu hóa vật liệu thi công giảm thiểu lãng phí và tiết kiệm cho chủ đầu tư.
  • Vận chuyển và thi công: Hiện nay hầu hết nhà khung thép đầu được lắp ghép ở thành phố, mặt bằng thi công chật hẹp vì thế cần tính toán kỹ lưỡng việc vận chuyển thi công đảm bảo không gây ảnh hưởng đến dân cư xung quanh.

Mẫu nhà khung thép 1 tầng đẹp

Sau đây là một số mẫu nhà khung thép 1 tầng đẹpDaIS Việt Nam đã triển khai:

Nhà khung thép 1 tầng hiện đại

Kiểu dáng mẫu nhà khung thép 1 tầng hiện đại có lối kiến trúc đơn giản và tinh tế. Mái nhà có thể là dạng mái ngói hoặc mái bằng tôn tạo nên vẻ đẹp hài hòa thẩm mỹ. Nhà được xây dựng từ khung thép chịu lực, kết hợp với vật liệu bên ngoài như tôn, gỗ hoặc kính giúp không gian sống trở lên rộng mở, đón được nhiều ánh sáng tự nhiên trong ngôi nhà.

Nội thất trong nhà khung thép 1 tầng hiện đại thường sử dụng các vật liệu nhẹ, đơn giản, tiện ích. Màu sắc và phong cách nội thất có thể linh hoạt tùy thuộc vào sở thích của chủ nhà, từ hiện đại đến cổ điển. Bên cạnh đó, mẫu nhà này cũng thường được thiết kế với các tiện ích hiện đại như hệ thống điện thông minh, hệ thống thông gió, hệ thống nước nóng, điều hòa không khí, hệ thống an ninh.

 

Nhà khung thép 1 tầng kính trong suốt

Mẫu nhà tiền chế 1 tầng kính trong suốt mang đến sự tương tác giữa các không gian trong căn nhà và môi trường bên ngoài, tạo nên một không gian sống ấn tượng, độc đáo. Được xây dựng từ khung thép chắc chắn, đảm bảo tính ổn định độ bền cao. Khung thép này còn có tác dụng hỗ trợ ngôi nhà của bạn có thể sử dụng các tấm kính lớn mà không cần sử dụng nhiều cột chịu lực trung gian.

Thiết kế không gian mở với các khu vực tiếp khách, phòng khách, phòng ăn được kết nối một cách liền mạch. Sân vườn hoặc khu vực ngoài trời có thể áp dụng trong mẫu nhà này như một ban công, hòn non bộ hay khu vực hồ bơi để tạo ra một không gian thư giãn ngoài trời.

Mẫu nhà khung thép 1 tầng đẹp

Mẫu nhà tiền chế 1 tầng ốp gỗ

Mẫu nhà khung thép 1 tầng ốp gỗ là sự kết hợp giữa vẻ đẹp tự nhiên và tính chất chịu lực của khung thép. Thiết kế này sử dụng khung thép chịu lực tạo nên tính ổn định độ bền cao cho công trình và sử dụng gỗ làm vật liệu ốp bên ngoài để tạo nên vẻ đẹp tự nhiên, ấm cúng cho ngôi nhà.

Nội thất trong mẫu nhà này được thiết kế để tương thích với vẻ đẹp tự nhiên của gỗ với gam màu chủ đạo thường là màu sắc tự nhiên của gỗ như nâu, nâu đỏ hoặc nâu vàng.

Mẫu nhà khung thép 1 tầng đẹp

Nhà vườn khung thép kính 1 tầng

Thiết kế căn nhà với không gian mở với các khu vực tiếp khách, phòng khách, phòng ăn được kết nối liền mạch, tạo cảm giác rộng rãi và thoáng mát. Sân vườn hoặc khu vực ngoài trời có ban công, bàn ghế nghỉ được áp dụng trong mẫu nhà này tạo ra một không gian thư giãn ngoài trời tuyệt vời.

Nhà khung thép 1 tầng mái lệch

Ngôi nhà khung thép 1 tầng mái lệch hiện đại này là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng cho những ai muốn hòa mình vào thiên nhiên, tận hưởng cuộc sống bình yên, thư thái. Cửa ra vào và cửa sổ của ngôi nhà đều được làm bằng kính trong suốt, giúp ánh sáng tự nhiên tràn ngập khắp không gian.

Trước nhà là một khoảng sân nhỏ, trồng những hàng cây xanh mát, tạo nên một khung cảnh thật yên bình và thơ mộng.

Mẫu nhà khung thép 1 tầng đẹp

Nhà khung thép mái chữ A

Nhà khung thép 1 tầng nằm nép mình giữa những hàng cây xanh tươi, nổi bật với màu sơn trắng tinh khôi. Mái nhà dốc chữ A màu xanh lam tạo nên điểm nhấn cho tổng thể ngôi nhà. Công năng gồm 2 phòng ngủ + phòng khách và khu vực sinh hoạt phù hợp nhu cầu sử dụng của gia đình.

Mẫu nhà khung thép 1 tầng đẹp

Nhà khung thép mái bằng kết cấu 1 tầng

Căn nhà được xây dựng phù hợp mục đích nghỉ dưỡng nhờ nội thất sử dụng các vật liệu hiện đại, tối giản và tiện ích. Màu sắc và phong cách nội thất linh hoạt tùy thuộc vào sở thích của chủ nhà theo phong cách hiện đại.

Bên cạnh đó, mẫu nhà này cũng sử dụng các tiện ích hiện đại như hệ thống điện thông minh, hệ thống thông gió, hệ thống nước nóng, điều hòa không khí, hệ thống an ninh.

Địa chỉ thi công nha khung thép 1 tầng uy tín

Nhà khung thép 1 tầng là một công trình được lắp ghép bằng các vật liệu nhẹ với nhau, nếu như thợ thi công không có kinh nghiệm sẽ dễ khiến ngôi nhà không chắc chắn, bền lâu.

Do đó, bạn nên tìm đơn vị thi công uy tín để đảm bảo ngôi nhà thi công sẽ bền lâu, vững chắc. Một trong những đơn vị mà bạn có thể tin được đó là Nhà Khung Thép DaIS Việt Nam chúng tôi

DaIS Việt Nam chính là đơn vị có nhiều năm hoạt động trong ngành xây dựng, đã và đang đáp ứng, làm hài lòng mọi khách hàng khi tìm đến bởi:

  • Nhân viên tư vấn tận tình, thiết kế bản vẽ đẹp, tỉ mỉ theo đúng yêu cầu của khách hàng.
  • Thi công nhanh chóng, sử dụng các vật liệu có nguồn gốc xuất xứ uy tín, chất lượng tốt.
  • Chi phí thiết kế và thi công phù hợp.
  • Thời gian bảo hành dài hạn, giải quyết mọi phát sinh một cách nhanh chóng.
  • Ngôi nhà thi công đảm bảo tính thẩm mỹ cao, bền lâu, kéo dài lên tới 100 năm.

Trên đây là thông tin về nhà khung thép 1 tầng đã được chúng tôi tổng hợp và gửi tới bạn đọc. Hy vọng qua nội dung của Nhà Khung Thép DaIS Việt Nam thì các bạn sẽ hiểu hơn về giải pháp thi công này.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ cho chúng tôi để được giải đáp nhanh nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *